Hé lộ chiêu trò ép giá của các đầu nậu thu mua tôm

“Mọi năm tôm được giá, các thương lái canh ngày đêm để tranh nhau mua, nhưng năm nay thì có gọi họ đến mua chưa chắc họ đã mua”, anh N. buồn bã nói.

đầu tư nuôi tôm
Dù bị thua lỗ nhưng anh N. vẫn phải tiếp tục đầu tư để mong gỡ lại vốn

Theo phản ánh của nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và tìm hiểu của PV, hiện nay trên địa bàn tỉnh việc thu mua tôm của các hộ nuôi phụ thuộc vào 8 đầu nậu ở rải rác ở các huyện, thành phố.

Đến mùa thu hoạch, các hộ nuôi liên lạc với các đầu nậu này nhưng họ chỉ nhận được một người đồng ý mua trong số 8 đầu nậu đó. Người bán không có sự lựa chọn nào khác bởi liên lạc với đầu nậu đó rồi thì không thể liên thể liên lạc với ai khác, nếu có thì cũng bị từ chối mua. Do đó, không có cách nào khác, người nuôi tôm buộc phải bán với cái giá mà đầu nậu đó đưa ra.

Mặc dù, biết bị ép giá nhưng người nuôi tôm cũng buộc phải bán. Bởi theo một đầu nậu thu mua hải sản ở Hải Phòng cho biết, mỗi nơi có một “luật bất thành văn rồi” không thể “vượt mặt” “cò” địa phương được. Muốn làm ăn lâu dài thì phải tuân thủ nếu không bị “xử đẹp” ngay. Chính vì thế người nuôi tôm không thể tiếp cận được với thương lái ở tỉnh khác trong khi người làm giá với họ cũng không trực tiếp mua mà cũng “làm giá” lại.

Vừa bán hết số tôm của vụ vừa rồi và chuẩn bị xuống giống cho đợt nuôi tôm tiếp theo nhưng anh Hoàng Minh N., xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vẫn không dấu nổi vẻ mệt mỏi và buồn bã bởi giá tôm năm nay làm cho những người nuôi tôm lớn như anh thua lỗ quá nặng.

Anh N. bắt đầu nuôi tôm từ năm 2013 và trong năm kế tiếp anh đều có lãi vì giá tôm khá ổn định. Nhưng sang đến năm 2015 thì thua lỗ nặng nề, phần lớn đều do giá tôm đã giảm mạnh so với năm ngoái.

Mặc dù, giá thức ăn không tăng nhưng do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên vụ đông phải kéo dài đến 5 tháng mới thu hoạch được, trong khi thông thường 3 tháng là đã có thể bán tôm được rồi. Kéo theo đó, chi phí đầu tư cũng cao lên, đã thế tôm lại rớt giá thảm hại. Với 5 hồ, mỗi hồ nuôi gần 3500m2 anh N. lỗ trung bình mỗi hồ hơn 300 triệu đồng.

Anh N. cho biết: “Chỉ cần giữ giá bằng năm ngoái là người nuôi tôm đã có thể có lãi rồi. Năm ngoái 1kg tôm loại 50 con có giá 270.000 đồng thì năm nay chỉ được 135.000 đồng, giá giảm đi 1 nửa nên người nuôi ít thì lỗ ít, người nuôi nhiều thì lỗ nhiều”.

“Điều đáng nói, mọi năm tôm được giá, các thương lái họ chầu chực, canh ngày đêm để tranh nhau mua, nhưng năm nay thì có gọi họ đến mua chưa chắc họ đã mua”, anh N. buồn bã nói.

Cũng ở vào hoàn cảnh tương tự, anh Trương Quang Ph., xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết: “Năm ngoái, thương lái họ tự đến với mình. Nhưng năm nay, có gọi họ đến thì họ cũng xem qua, chụp ảnh con tôm đem về xem rồi mới quyết định mua hay không chứ không phải đến thấy là mua đâu”.

hồ nuôi tôm
Hồ nuôi tôm của một hộ dân ở xã Bảo Ninh

Trước sự việc giá tôm giảm mạnh, anh Ngô Minh P., xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cho rằng: “Việc đưa ra giá thu mua tôm ở Quảng Bình không phụ thuộc nhiều vào thị trườngmà phụ thuộc vào các đầu nậu, hay là các “cò mồi tôm””.

Sau hơn 6 năm bước vào nghề nuôi tôm, hiện nay anh P. được xem là hộ nuôi tôm lớn nhất ở huyện Lệ Thủy với 32 hồ tôm. Nhưng theo anh P., năm nay là năm giá xuống thấp nhất và lại xuất hiện tình trạng “cò” quyết định giá tôm.

Anh P. chia sẻ: “Vẫn biết giá tôm xuống thấp là do thị trường xuất khẩu thu hẹp nhưng năm nay giá đã thấp chúng tôi lại tiếp tục bị các đầu nậu làm giá. Qua tham khảo giá thu mua tôm ở một số tỉnh khác thì giá tôm ở Quảng Bình bị thấp hơn từ 5 – 10 giá. Nguyên nhân không phải do tôm của chúng tôi không đảm bảo chất lượng mà cơ bản là chúng tôi không tiếp cận được với các thương lái thực sự mà phải qua môi giới khi muốn bán tôm”.

Không dừng lại ở đó, thống nhất giá xong người nuôi tôm còn phải chịu thêm tiền hoa hồng cho “cò” với giá 1000đồng/kg tôm bán ra.

“Họ biết năm nay tôm không được giá nên họ tìm mọi cách để ép chúng tôi phải bán. Vì biết rằng không bán cho họ thì cũng không thể bán cho ai nên chúng tôi đành phải chấp nhận, đã lỗ lại càng thêm lỗ”, một hộ nuôi tôm cho  biết.

bắt đầu vụ nuôi
Bà con bắt đầu một vụ nuôi mới với hy vọng được mùa, giá lại tăng

Được biết, tính đến thời điểm hiện tại sản lượng thu hoạch tôm của Quảng Bình đã đạt hơn 4000 tấn, vượt kế hoạch đặt ra cả năm là 4500 tấn. Thế nhưng thay vì mừng vui được mùa, phần lớn người nuôi tôm đều lao đao trong thua lỗ, thậm chí trắng tay.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Bùi Xuân Ngọc, Trưởng phòng Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình cho biết: “Chính việc giá tôm năm nay giảm mạnh nên đã đẩy người nuôi tôm ở vào thế bị động buộc phải bán để thu hồi vốn”.

“Năm nay chúng tôi đã nghe rất nhiều hộ nuôi tôm phản ánh việc bị các đầu nậu hay là “cò mồi” ép giá gây ra rất nhiều thiệt hại cho bà con. Tuy nhiên, chúng tôi không được cung cấp bằng chứng của việc ép giá và làm giá này nên rất khó để giúp đỡ bà con chấm dứt hiện tượng này được. Nếu có bằng chứng cụ thể chúng tôi sẽ mời công an vào cuộc ngay”, ông Ngọc cho biết thêm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này.

Đời sống & Pháp luật, 10/10/2015
Đăng ngày 10/10/2015
Xuân Hương
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 22:59 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:59 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 22:59 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 22:59 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 22:59 27/04/2024